Cách làm sạch cua ghẹ
– Bước 1:
Cua, ghẹ sau khi mua về bạn đừng bỏ ngay vào nước lạnh, bởi trong quá trình mang về nắng nóng oi ả thì cua ghẹ sẽ dễ xảy ra hiện tượng chết vì bị “cảm” do thay đổi nhiệt độ đột ngột và bị chết.
– Bước 2:
Làm cua ghẹ khá nguy hiểm bởi nó có nhiều càng, dễ làm bạn bị chảy máu tay. Nếu cua ghẹ của bạn có dây buộc mình thì hãy để nguyên đó, rồi lấy tay lật cái yếm dưới bụng của cua, ghẹ lên, dùng dạo nhọn chọc thẳng vào chỗ hõm dưới bụng nó, đến khi chân và càng duỗi thẳng ra, lúc đó bạn lột bỏ yếm và phần trứng xốp bên ngoài yếm (nếu có).
– Bước 3:
Bạn tháo gỡ hết dây xung quanh, dùng bàn chải để cọ sạch cua, ghẹ rồi cho vào nồi rồi đun cùng nước lạnh. Khi chín tới, nước sôi khoảng vài phút, bạn cho cua, ghẹ ra luôn để còn nguyên vị ngọt và chắc thịt.
Mẹo bảo quản cua, ghẹ sống
Khi mới mua cua, ghẹ về, bạn nên chế biến ngay là tốt nhất. Nếu để lâu, cua rất khó bảo quản bởi chúng nhanh chết.
Bảo quản cua bằng cách cho chúng vào một thùng lạnh, đặt ở nơi thoáng mát. Thùng lạnh cần có đá ở dưới đáy thùng và cho một cái khay hoặc đĩa lên trên rồi mới để cua vào, tránh để cua trực tiếp chạm vào đá, nó sẽ chết.
Nắp thùng bạn nên để hé một chút để không khí có thể lọt vào. Nên chèn một vật nặng ở trên để cua không bò ra được.
Mẹo chế biến cua, ghẹ
Có rất nhiều cách làm cua, ghẹ ngon. Bạn có thể làm các món xào như cua xào me , cua xào tỏi, miến xào cua , … Hoặc các món nấu như cua nấu súp, nấu miến, cua hấp và ăn với muối ớt.
Khi chế biến cua, bạn nên cho ít gia vị để giữ được hương vị thịt thơm ngon của nó.
Thu Trang
Theo Yeutretho/Seatimes